Trẻ bị ngộ độc thức ăn nên xử lý thế nào?

Còn với những trẻ bị ngộ độc nặng hơn, bạn cần cho uống thêm dung dịch Oresol hoặc cho uống nước cam, nước cháo, nước dừa… rồi đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn điều trị.

Khi trẻ bị ngộ độc thức ăn, bố mẹ cần phải có cách sơ cứu kịp thời để tránh những hậu hoạ khó lường.

Trẻ bị ngộ độc thức ăn thường có các biểu hiện như buồn nôn, đau dạ dày, tiêu chảy, chuột rút, thậm chí là sốt, sốt cao trên 38 độ C và đi ngoài ra máu. Nếu sơ cứu không đúng cách, trẻ có thể sẽ bị sặc và ngạt nước rồi dẫn đến ngừng thở. Do vậy, các bố các mẹ cần học ngay cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc thức ăn để tránh những hệ quả đáng tiếc nhé.

cach_xu_ly_khi_tre_bi_ngo_doc_thuc_an-500x375
Cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc thức ăn ai cũng phải biết

Cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc thức ăn!

1
Tư thế nằm đầu thấp và hơi nghiêng

Ngay khi trẻ có dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm, bạn cần phải ngừng không cho ăn món đó nữa rồi đặt trẻ nằm đúng tư thế là đầu thấp và đầu hơi nghiêng để tiến hành gây nôn.

2
Tiến hành móc họng gây nôn

Bạn gây nôn cho trẻ bằng cách cho uống nhiều nước rồi dùng tay móc họng, làm thế nào để trẻ nôn càng nhiều càng tốt để tống hết toàn bộ thức ăn ra ngoài. Trong quá trình sơ cứu này, bạn cần chuẩn bị sẵn khăn sạch và mềm bên cạnh để lau miệng cho trẻ, đồng thời tiến hành móc họng một cách khéo léo để tránh làm xây xát họng.

Cho trẻ uống nhiều nước rồi tiến hành móc họng gây nôn

3
Xử lý tình trạng sặc nước

Trong quá trình nôn, do nằm ở tư thế đầu thấp nên trẻ rất dễ bị sặc nước, ngạt thở và dẫn đến tử vong. Vì vậy, các bố các mẹ cần phải hết sức cẩn trọng, nếu thấy trẻ có dấu hiệu bị sặc lên mũi thì cần phải tiến hành hút mũi nhanh chóng bằng miệng để cứu chữa kịp thời.

Hút mũi để xử lý tình trạng sặc nước

4
Hồi phục và cấp cứu sau khi nôn

Sau khi nôn hết thức ăn, nếu trẻ chỉ bị ngộ độc nhẹ thì sẽ nhanh chóng bình phục nhưng chỉ nên cho ăn cháo nhẹ, không ăn các loại thức ăn cứng vì dạ dày của trẻ vẫn còn rất yếu. Còn với những trẻ bị ngộ độc nặng hơn, bạn cần cho uống thêm dung dịch Oresol hoặc cho uống nước cam, nước cháo, nước dừa… rồi đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn điều trị.

Cho trẻ ăn cháo nhẹ để hồi phục thể trạng

Riêng trường hợp trẻ có hiện tượng khó thở, mặt trở nên tím tái… mặc dù đã được xử lý kịp thời và nôn hết thức ăn thì bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến trung tâm y tế, bệnh viện gần nhà nhất để tiến hàng rửa sạch ruột và áp dụng các bước điều trị cần thiết khác.

Đưa trẻ đến thăm khám ngay tại các cơ sở ý tế gần nhất

Trên đây là các bước cụ thể trong cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc thức ăn mà bất cứ ông bố, bà mẹ nào cũng cần phải nắm rõ và áp dụng trong những tình huống nguy cấp để chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho trẻ. Nếu không biết đến các kỹ năng quan trọng này thì rất có thể một lúc nào đó, bạn sẽ phải hối hận đấy nhé.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *